Tin tức
Phản biện góp phần đổi mới cơ bản về giáo dục
(GDVN) - Tư vấn, phản biện được xác định là nhiệm vụ quan trọng nhất của Hiệp hội góp phần đổi mới giáo dục, nhất là tự chủ đại học.
Ngày 19/12, tại Đại học Hàng hải Việt Nam (Hải Phòng), các đại biểu dự Hội nghị Ban chấp hành Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam lần thứ 4 cho rằng Hiệp hội đã có nhiều phản biện góp phần đổi mới căn bản về giáo dục.
Đề xuất tự chủ đại học
Ông Phan Quang Trung, Phó chủ tịch Hiệp hội, trình bày báo cáo kết quả hoạt động trong năm 2017, trong đó nổi bật là vai trò tư vấn, phản biện của Hiệp hội đối với các vấn đề thuộc lĩnh vực giáo dục.
Theo đó, từ cuối năm 2010 tới nay, Hiệp hội liên tục có những kiến nghị về cải tiến thi, tuyển sinh, đến năm 2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra phương án thi mới trong đó có nhiều nội dung Hiệp hội đã kiến nghị. Phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyến sinh đại học, cao đẳng đã được dư luận đánh giá là kỳ thi gọn nhẹ, tiết kiệm.
Hiệp hội cũng đã đề xuất với Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến khích các trường tuyển sinh theo nhóm, sử dụng phần mềm của Trường Đại học Thăng Long (chuyển giao miễn phí) để hạn chế được tình trạng đỗ ảo, đồng thời, có thể giúp thí sinh thỏa mãn được nguyện vọng của mình.
Hiệp hội đã kiến nghị tới Bộ Giáo dục và Đào tạo về sơ đồ cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, giúp cho sơ đồ của bộ mới đây đã có nhiều thay đổi so với trước đây.
Đánh giá tự chủ đại học là giải pháp quan trọng đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đại học, Hiệp hội đã tổ chức các hội thảo, xuất bản sách về vấn đề này. Nhờ đó, việc tự chủ đại học đã được triển khai, đã có 23 trường thực hiện đề án tự chủ, đạt được những kết quả khả quan.
Trong tự chủ đại học, Hiệp hội còn tổ chức hội thảo nghiên cứu để tiến tới thành lập hội đồng trường giúp trường đại học xây dựng chiến lược tự chủ, phát triển bền vững.
Năm 2017, công tác nghiên cứu khoa học được đẩy mạnh, Hiệp hội đã cùng với nhiều trường và các tổ chức khác thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu. Trong số này có nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển bền vững các trường đại học ngoài công lập ở Việt Nam, nghiên cứu đề xuất phương án đánh giá xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới.
Hiệp hội cũng đang nghiên cứu thành lập hội đồng khoa học và quỹ nghiên cứu khoa học.
Trong hợp tác quốc tế, Hiệp hội đã tổ chức các cuộc hội thảo về cách mạng 4.0, ký bản ghi nhớ hợp tác giữa Hội đồng giáo dục cao đẳng, đại học Hàn Quốc, ký bản ghi nhớ với Hội đồng Anh để phối hợp và hỗ trợ tổ chức các lớp tập huấn kiến thức chuyên môn về đánh giá kỹ năng cho nhà giáo.
Kiến nghị sửa đổi luật giáo dục
Trong năm 2017, Hiệp hội đã có nhiều kiến nghị quan trọng, trong đó có các văn bản kiến nghị về sửa đổi, bổ sung các luật về giáo dục.
Đối với chính sách đổi mới căn bản về giáo dục đại học, trong đó có vấn đề thực hiện tự chủ đại học, Hiệp hội cho rằng, muốn có được hiệu quả như yêu cầu của Nghị quyết số 29-NQ/TW cần sửa đổi, điều chỉnh và bổ sung các luật về giáo dục (Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp) và sửa đổi điều khoản một số luật liên quan.
Cụ thể, Luật Giáo dục đại học mới rất cần được bổ sung thêm 2 chương về hệ thống giáo dục đại học và quan hệ xã hội. Luật Giáo dục nghề nghiệp có những điều khoản không phù hợp với yêu cầu chung cũng cần được sửa đổi.
Hiệp hội đã khẩn trương xây dựng chương trình thực hiện để kịp tiến độ chung về sửa đổi luật của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chính phủ và Quốc hội trong năm 2017 và 2018.
Hiệp hội đã gửi công văn đến từng hội viên để các trường nắm được kế hoạch và cùng tham gia thực hiện, đề nghị các trường nghiên cứu cho ý kiến. Thường trực Hiệp hội tổ chức đến làm việc với một số trường hội viên để nắm bắt tình hình trực tiếp.
Trên cơ sở đó Thường trực Hiệp hội đã dự thảo nội dung kiến nghị của Hiệp hội và tổ chức tọa đàm ở cả hai khu vực (phía Bắc và phía Nam) để các trường hội viên đóng góp trực tiếp vào nội dung dự thảo kiến nghị sửa đổi luật về giáo dục.
Theo Đỗ Hoàng (giaoduc.net.vn)
» Tin mới nhất:
- Hội nghị tổng kết công tác pháp chế ngành giáo dục năm học 2023-2024 (11/10/2024)
- 12 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2024-2025 của ngành Giáo dục (30/08/2024)
- TỔNG KẾT 30 NĂM CÔNG TÁC THANH TRA CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN (17/05/2024)
- 10 nhóm nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2024 (21/02/2024)
- Bộ GDĐT công bố phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 (30/11/2023)
» Các tin khác:
- Đại diện Phòng Thanh tra tham dự Hội nghị Vật lý Kỹ thuật và Ứng dụng toàn quốc (09/10/2017)
- Chi bộ Phòng Thanh tra đại hội nhiệm kỳ 2017 - 2020 (12/09/2017)
- Thư của Chủ tịch nước Trần Đại Quang gửi ngành Giáo dục nhân dịp khai giảng năm học mới (01/09/2017)
- Thông cáo báo chí: Hội nghị tổng kết năm học 2016-2017 các cơ sở GDĐH và trường sư phạm (16/08/2017)
- Tăng cường các hoạt động đảm bảo an toàn cho học sinh, sinh viên trong dịp nghỉ hè (02/06/2017)
- Những điểm mới trong Quy chế tuyển sinh và đào tạo tiến sĩ (19/04/2017)
- Danh sách máy tính bỏ túi được đem vào phòng thi năm 2017 (03/04/2017)
- Hỏi đáp tuyển sinh ĐH, CĐ 2017 (15/03/2017)
- Ban hành hướng dẫn Quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2017 (17/02/2017)
- V/v bảo đảm trật tự ATGT trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và lễ hội xuân 2017 (04/01/2017)