Báo cáo
BÁO CÁO TÓM TẮT TỔNG KẾT 30 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC THANH TRA NỘI BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN (NGÀY 25/4/2024)
1. Quá trình hình thành và phát triển
Phòng Thanh tra – Pháp chế là tổ chức thanh tra, kiểm tra, pháp chế nội bộ được thành lập theo Quyết định số 444/QĐ-ĐHDT ngày 14/05/1998 với tên gọi là Ban Thanh tra Đào tạo; Trưởng ban là thầy Lê Công Cơ, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Phó Hiệu trưởng Trường ĐHDL Duy Tân.
Từ năm 1999 đến năm 2012, để phù hợp với tình hình hoạt động thực tiễn của Trường, Hiệu trưởng Trường đã ban hành các quyết định đổi tên đơn vị như tại Bảng 1.
Thực hiện Thông tư số 51/2012/TT-BGDĐT ngày 18/12/2012 của Bộ trưởng Bộ GDĐT quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra trong cơ sở GDĐH, trường trung cấp chuyên nghiệp, ngày 28/01/2013 Hiệu trưởng Trường đã ra Quyết định số 195/QĐ-ĐHDT đổi tên Phòng Thanh tra – Pháp chế thành Phòng Thanh tra.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GDĐT về tăng cường công tác pháp chế và yêu cầu của Hội đồng trường, ngày 28/04/2023 Hiệu trưởng Trường đã quyết định đổi tên Phòng Thanh tra thành Phòng Thanh tra - Pháp chế theo Quyết định số 1706/QĐ-ĐHDT.
2. Chức năng, nhiệm vụ
2.1. Chức năng
- Giúp Hiệu trưởng thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý của trường để kiến nghị biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện hành vi vi phạm pháp luật, quy chế và nội quy của trường; giúp đơn vị, tổ chức, cá nhân trong trường thực hiện chính sách pháp luật về giáo dục và chính sách, pháp luật liên quan; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của trường theo quy định của pháp luật; thực hiện công tác pháp chế theo quy định của pháp luật.
- Tham mưu cho Hiệu trưởng các giải pháp trong công tác quản lý, thi đua, khen thưởng, xử lý các hành vi vi phạm.
2.2. Nhiệm vụ Công tác thanh tra
- Tham mưu Hiệu trưởng xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra;
- Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Hiệu trưởng phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đó;
- Thanh tra việc thực hiện pháp luật, nhiệm vụ được giao đối với tổ chức, đơn vị và cá nhân thuộc quyền quản lý của Hiệu trưởng;
- Giúp Hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;
- Giúp Hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ phòng chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng;
- Làm đầu mối giúp Hiệu trưởng phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan về công tác thanh tra;
- Báo cáo tổng kết kinh nghiệm thực tiễn về công tác thanh tra; công tác tiếp dân, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và công tác phòng, chống tham nhũng của Trường theo yêu cầu của Hiệu trưởng và Thanh tra cấp trên; kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung các chính sách và quy định của Nhà nước về giáo dục;
- Tham mưu cho Hiệu trưởng tuyên dương, khen thưởng đối với tập thể, cá nhân hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ của nhà trường;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.
2.3. Nhiệm vụ Công tác pháp chế
- Tham mưu Hiệu trưởng xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện công tác pháp chế;
- Xây dựng kế hoạch công tác pháp chế trình Hiệu trưởng phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đó;
- Tham mưu, tư vấn cho Chủ tịch Hội đồng trường (trước đây là Chủ tịch Hội đồng quản trị) và Hiệu trưởng về những vấn đề pháp lý liên quan đến tổ chức, quản lý và hoạt động của nhà trường, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà trường, đơn vị, cán bộ, giảng viên, nhân viên và người học;
- Tham gia ý kiến về mặt pháp lý đối với văn bản do các đơn vị khác trong trường soạn thảo trước khi trình Chủ tịch Hội đồng Trường và Hiệu trưởng ký ban hành;
- Giúp Chủ tịch Hội đồng Trường và Hiệu trưởng chuẩn bị ý kiến đóng góp cho dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan, đơn vị gửi lấy ý kiến và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền trong việc sửa đổi bổ sung hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
- Giúp Hiệu trưởng tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và các quy chế, quy định liên quan trong cán bộ, giảng viên, nhân viên và người học;
- Giúp Hiệu trưởng kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý, chỉ đạo điều hành của nhà trường;
- Kiến nghị các biện pháp phòng ngừa, khắc phục hậu quả và xử lý các vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế trong hoạt động của nhà trường;
- Tham mưu cho Hiệu trưởng tuyên dương, khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc chấp hành luật pháp, nội quy, quy chế;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.
3. Cơ cấu tổ chức của tổ chức của đơn vị
3.1. Nhân sự qua các thời kỳ (Bảng 2).
(GC: Trong số 09 nhân sự có 05 đảng viên đang sinh hoạt tại Chi bộ Phòng Thanh tra và 01 đối tượng Đảng).
II. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG QUA 30 NĂM
1. Hệ thống văn bản về công tác thanh tra, kiểm tra và pháp chế do Hiệu trưởng Trường ban hành
- Quy định về chức năng, nhiệm vụ của đơn vị năm 1998, 1999, 2001, 2008, 2009, 2015, 2017, điều chỉnh bổ sung lần cuối tại Quyết định số 3953/QĐ-ĐHDT ngày 26/9/2022.
- Quy định về công tác thanh tra, kiểm tra và pháp chế kèm theo Quyết định số 5847/QĐ-ĐHDT ngày 29/12/2023.
- Hệ thống quy trình cấp Trường về công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo.
- Kế hoạch công tác thanh tra, kiểm tra và kế hoạch công tác pháp chế hàng năm.
- Các văn bản khác liên quan đến hoạt động của đơn vị.
2. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng
2.1. Về công tác thanh tra, kiểm tra chuyên đề
Tham mưu cho Hiệu trưởng Trường ĐHDT hoặc thực hiện sự chỉ đạo của Hiệu trưởng Trường ĐHDT tiến hành các cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên đề về công tác quản lý của các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của Hiệu trưởng (số liệu tại Bảng 4). Hoạt động thanh tra từ năm 2013 trở về sau được thực hiện theo quy trình chặt chẽ hơn dựa vào Luật Thanh tra 2010, Quy định về quy trình, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra của Thanh tra Chính phủ và Thông tư 51/2012/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT.
2.2. Thanh tra thi
Tham mưu cho Hiệu trưởng Trường ĐHDT cử cán bộ thanh tra hoặc thành lập đoàn thanh tra tiến hành thanh tra các kỳ thi tuyển sinh, thi tốt nghiệp, thi/khảo sát ngoại ngữ và tin học, góp phần vào chất lượng và hiệu quả trong công tác thi của Trường (số liệu tại Bảng 4).
2.3. Giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và kiến nghị phản ảnh
Tham mưu cho Hiệu trưởng Trường ĐHDT giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo và kiến nghị phản ảnh đúng trình tự, thủ tục, không để xảy ra tình trạng khiếu nại, tố cáo vượt cấp (số liệu tại Bảng 4).
2.4. Về công tác kiểm tra
- Kiểm tra các hoạt động giảng dạy: kiểm tra việc chấp hành quy định của Hiệu trưởng Trường về công tác giảng dạy.
Hoạt động kiểm tra được tiến hành thường xuyên tại các cơ sở đào tạo của Trường giúp cho hoạt động đào tạo của Trường được thực hiện nghiêm túc, đúng quy chế của Bộ GDĐT và quy định của Hiệu trưởng Trường ĐHDT, kịp thời phối hợp để xử lý các sự cố liên quan.
- Kiểm tra thi kết thúc học phần
Thực hiện kiểm tra công tác tổ chức thi kết thúc học phần theo lịch thi do Phòng Đào tạo thiết lập. Hoạt động kiểm tra thi được thực hiện nghiêm túc, giúp công tác tổ chức thi của Trường đảm bảo tính chặt chẽ, chính xác, khách quan và công bằng.
- Kiểm tra các hoạt động chuyên môn:
Kiểm tra các hoạt động sinh hoạt bộ môn, thao giảng, dự giờ, cố vấn học tập – kết quả kiểm tra là một trong những căn cứ để đánh giá hiệu quả hoạt động của bộ môn, việc thực hiện nhiệm vụ của giảng viên.
- Kiểm tra việc chấp hành Nội quy lao động.
Phối hợp với Phòng Tổ chức tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất về việc chấp hành Nội quy lao động của các đơn vị và cá nhân.
2.5. Về công tác pháp chế
- Tham gia góp ý đối với hầu hết các dự thảo văn bản do các đơn vị trong Trường soạn thảo trước khi trình Chủ tịch Hội đồng Trường, Hiệu trưởng ký ban hành.
- Tham mưu cho Hiệu trưởng ý kiến đóng góp cho dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan, đơn vị ngoài Trường gửi lấy ý kiến trong đó chủ yếu là các dự thảo của Bộ GDĐT.
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý, chỉ đạo điều hành của nhà trường thông qua các đợt thanh tra, kiểm tra và công tác kiểm tra thường xuyên.
2.6. Các hoạt động khác
- Thực hiện nhiệm vụ tuyển sinh của Trường
Hàng năm, theo triệu tập của Hội đồng Tuyển sinh, đơn vị đã cử từ 1-3 cán bộ, chuyên viên tham gia các đoàn tuyển sinh tại các tỉnh, thành; các cán bộ, chuyên viên thường xuyên đưa tin về công tác tuyển sinh của Trường.
- Tham gia các hội đồng, các ban, các nhóm công tác của Trường.
- Cử cán bộ tham gia các hội nghị tập huấn về nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra, pháp chế, giải quyết khiếu nại và tố cáo do Thanh tra Bộ GD&ĐT tổ chức hàng năm.
- Tham gia các kỳ kiểm tra công tác tổ chức kỳ thi THPT hàng năm; tham gia kiểm tra công tác chấm thi kỳ thi THPT năm 2023.
- Thực hiện nhiệm vụ chấm thi đua hàng tháng đảm bảo yêu cầu của Ban Thi đua.
- Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học (số liệu tại Bảng 6).
- Thực hiện đổi mới công tác quản lý, xây dựng quy trình ISO và tham gia hoạt động đảm bảo chất lượng.
- Thực hiện các hoạt động khác.
2.8. Khen thưởng
- Tháng 11/2014, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong quá trình xây dựng và phát triển Giai đoạn 1994 – 2014 (Quyết định số 5125/QĐ-BGDĐT ngày 4/11/2014) ;
- Tháng 8/2017, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác triển khai thi hành Luật Thanh tra giai đoạn 2011 – 2017 (Quyết định số 2724/QĐ-BGDĐT ngày 10/8/2017).
- Chi bộ Phòng Thanh tra hoàn thành tốt nghiệm vụ trở lên qua các năm.
- Một số cá nhân được Bộ GDĐT, Thành ủy Đà Nẵng, UBND Thành phố Đà Nẵng, Quận ủy Hải Châu, Bí thư Đảng bộ và Hiệu trưởng Trường khen thưởng.
3. Kết quả xử lý các hành vi vi phạm
(Bảng 7)
III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ 30 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
1. Những thuận lợi
- Chủ tịch Hội đồng quản trị (nay là Chủ tịch Hội đồng trường) và Hiệu trưởng Trường luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đầu tư cho công tác thanh tra, kiểm tra và pháp chế; đặc biệt là bố trí nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị và phần mềm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ở từng giai đoạn phát triển của Trường.
- Đa số cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên có nhận thức đầy đủ và đúng đắn về vai trò, vị trí của công tác thanh tra trong Trường; các đơn vị có sự hỗ trợ, hợp tác chặt chẽ với Phòng Thanh tra – Pháp chế trong các hoạt động thanh kiểm tra.
- Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ban hành các văn bản pháp lý tạo ra sự chuyển biến trong công tác thanh tra nội bộ của các cơ sở GDĐH, Thanh tra Bộ GDĐT định kỳ tổ chức các chương trình tập huấn, hội thảo về nghiệp vụ công tác thanh tra.
2. Những mặt mạnh
- Hoạt động thanh tra, kiểm tra là một trong những hoạt động góp phần vào sự ổn định và phát triển của Trường trong suốt 30 năm qua, được Bộ GDĐT đánh giá cao.
- Hoạt động thanh tra, kiểm tra ngày càng được thực hiện bài bản, có tính chuyên nghiệp.
- Đa số nhân sự làm công tác thanh tra, kiểm tra có tâm huyết, nỗ lực trong công việc; luôn giữ vững tính nghiêm túc, khách quan và công bằng trong các hoạt động thanh kiểm tra.
3. Những mặt còn yếu
- Số lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên đề còn ít.
- Thanh tra, kiểm tra nhằm phòng chống lãng phí, tiêu cực còn hạn chế.
- Công tác pháp chế chưa được thực hiện đầy đủ theo đúng yêu cầu của Công văn số 3878/BGDĐT-PC ngày 24/7/2014 của Bộ GDĐT hướng dẫn tổ chức làm công tác pháp chế trong các cơ sở giáo dục đại học.
- Một số nhân sự làm công tác thanh tra qua các thời kỳ hạn chế về nghiệp vụ thanh tra.
- Có 03/09 nhân sự làm công tác thanh tra hiện nay chưa đạt trình độ thạc sĩ (02 nhân sự đang học; 01 nhân sự chưa học).
- Việc thực hiện chủ trương Anh ngữ hóa của Trường chưa đạt yêu cầu.
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Lãnh đạo Trường về xây dựng và phát triển tổ chức thanh tra, kiểm tra và pháp chế nội bộ là yếu tố đầu tiên, quyết định đối với sự thành công của thanh tra, kiểm tra và pháp chế.
2. Tận dụng sự quan tâm của Thanh tra Bộ GDĐT và sự phối hợp của các đơn vị trong Trường tạo sức mạnh cho hoạt động thanh tra, kiểm tra và pháp chế.
3. Phát triển đội ngũ nhân sự làm công tác thanh tra, kiểm tra, pháp chế có trình độ, năng lực và tâm huyết có ý nghĩa quyết định đến chất lượng và hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra, pháp chế.
4. Xây dựng chi bộ Phòng Thanh tra – Pháp chế bao gồm những đảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng và gương mẫu trong thực thi nhiệm vụ tạo sự ổn định, phát triển bền vững của tổ chức thanh tra, kiểm tra và pháp chế.
5. Xây dựng hệ thống văn bản, quy trình, biểu mẫu về công tác thanh tra, kiểm tra, pháp chế theo đúng quy định của pháp luật, của Bộ GDĐT và sát với thực tiễn hoạt động của Trường giúp cho hoạt động thanh tra, kiểm tra và pháp chế gặp nhiều thuận lợi.
6. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thanh tra, kiểm tra và pháp chế góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động này.
V. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2030
1. Mục tiêu, định hướng phát triển đến năm 2030
Thực hiện Luật GDĐH sửa đổi năm 2018 và Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH, Trường ĐHDT đang thực hiện lộ trình chuyển đổi thành ĐHDT. Do đó, sau khi chuyển đổi thành ĐHDT, theo quy định hiện hành của Bộ GDĐT, Phòng Thanh tra – Pháp chế sẽ được chuyển đổi thành Ban Thanh tra – Pháp chế.
Phát triển mảng pháp chế đảm bảo thực hiện tốt chức năng tham mưu, tư vấn cho Hội đồng trường/ Hội đồng đại học, Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng/ Giám đốc về những vấn đề pháp lý liên quan đến tổ chức, quản lý và hoạt động của nhà trường, bảo đảm cho nhà trường hoạt động tuân theo pháp luật và thực hiện nguyên tắc pháp chế.
2. Biện pháp tổ chức thực hiện
- Hình thành bộ phận pháp chế tại Phòng Thanh tra – Pháp chế.
- Tham mưu cho Hiệu trưởng Trường ĐHDT ban hành quy trình về công tác pháp chế.
- Tham mưu của Lãnh đạo Trường bố trí cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra ở các Trường đào tạo.
- Cử 02 chuyên viên của Phòng Thanh tra – Pháp chế theo học chương trình đào tạo tiến sĩ của Trường.
VI. KIẾN NGHỊ
Trên đây là Báo cáo tổng kết 30 năm xây dựng và phát triển của Phòng Thanh tra – Pháp chế.
TRƯỞNG PHÒNG: TS. TRẦN VĂN HÙNG
» Các tin khác:
- Sinh hoạt chuyên môn Tháng 1/2024 (21/02/2024)
- Sinh hoạt chuyên môn Tháng 11-2023 (30/11/2023)
- Báo cáo kết quả công tác Tháng 9/2023 (03/10/2023)
- Thống kê sinh hoạt chuyên môn Tháng 4/2023 (28/04/2023)
- Số liệu sinh hoạt chuyên môn Tháng 3-2023 (28/03/2023)
- Thống kê sinh hoạt chuyên môn Tháng 11-2022 (06/12/2022)
- Báo cáo kết quả công tác Tháng 5/2022 (24/06/2022)
- Số liệu sinh hoạt chuyên môn Tháng 12/2020 (13/01/2021)
- Số liệu sinh hoạt chuyên môn Tháng 11/2020 (14/12/2020)
- Số liệu sinh hoạt chuyên môn Tháng 10/2020 (05/11/2020)