Tin tức
Bộ GD&ĐT: hướng dẫn tổ chức làm công tác pháp chế trong các cơ sở giáo dục đại học (30/7/2014)
(Công văn Số: 3878/BGDĐT- PC ngày 24/7/2014 về việc hướng dẫn tổ chức làm công tác pháp chế trong các cơ sở giáo dục đại học)
Thực hiện Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế (Nghị định số 55/2011/NĐ-CP); trên cơ sở văn bản số 3034/BTP-VĐCXDPL ngày 09/7/2014 của Bộ Tư pháp về việc góp ý dự thảo hướng dẫn về tổ chức pháp chế trong các cơ sở giáo dục đại học; nhằm tăng cường công tác pháp chế và tuân thủ pháp luật của các cơ sở giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn tổ chức làm công tác pháp chế của các đại học quốc gia; đại học vùng; học viện; các trường đại học, cao đẳng (sau đây gọi là các cơ sở giáo dục đại học) như sau:
I. Tổ chức pháp chế
1. Tổ chức pháp chế ở các cơ sở giáo dục đại học là đơn vị chuyên môn, có chức năng tham mưu, tư vấn cho Hội đồng đại học, Hội đồng trường, Hội đồng quản trị, Giám đốc, Hiệu trưởng về những vấn đề pháp lý liên quan đến tổ chức, quản lý và hoạt động của nhà trường; bảo đảm cho nhà trường hoạt động tuân theo pháp luật và thực hiện nguyên tắc pháp chế.
2. Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học quyết định thành lập tổ chức pháp chế hoặc bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác pháp chế. Đối với các trường đại học, cao đẳng thành viên của đại học quốc gia, đại học vùng có thể bố trí cán bộ chuyên trách hoặc cán bộ kiêm nhiệm làm công tác pháp chế.
3. Tổ chức pháp chế ở các cơ sở giáo dục đại học chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ công tác pháp chế của Vụ Pháp chế, Bộ Giáo dục và Đào tạo và tổ chức pháp chế của các Bộ, ngành có trường trực thuộc.
II. Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế
Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế trong các cơ sở giáo dục đại học được vận dụng các nội dung quy định tại Nghị định số 55/2011/NĐ - CP. Cụ thể như sau:
1. Chủ trì, phối hợp với các bộ phận liên quan tư vấn, giúp Hội đồng đại học, Hội đồng trường, Hội đồng quản trị và Giám đốc, Hiệu trưởng về những vấn đề pháp lý của đơn vị; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà trường, đơn vị; của cán bộ, giảng viên, nhân viên, người học.
2. Giúp Hội đồng đại học, Hội đồng trường, Hội đồng quản trị, Giám đốc, Hiệu trưởng chuẩn bị ý kiến góp ý cho dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan, đơn vị gửi lấy ý kiến; kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền trong việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
3. Tham gia ý kiến về mặt pháp lý đối với văn bản do các đơn vị khác của cơ sở giáo dục đại học soạn thảo trước khi trình Hội đồng đại học, hội đồng trường, Hội đồng quản trị, Giám đốc, Hiệu trưởng ký ban hành.
4. Tổ chức tuyên truyền,phổ biến, giáo dục pháp luật; nội quy, quy chế của các cơ quan liên quan và của cơ sở giáo dục đại học cho cán bộ, viên chức, nhân viên, giảng viên và người học.
5.Phối hợp với các bộ phận chức năng có liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật trong phạm vi đơn vị.
6.Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Hội đồng đại học, Hội đồng trường, Hội đồng quản trị, Giám đốc, Hiệu trưởng theo dõi, đôn đốc, kiểm traviệc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước; văn bản quản lý, chỉ đạo, điều hành của nhà trườngvà của đơn vị.
Kiến nghị các biện pháp phòng ngừa, khắc phục hậu quả và xử lý các vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế tronghoạt động của nhà trường và đơn vị.
7. Thực hiện chế độ báo cáo tình hình thực hiện công tác pháp chế với cơ quan quản lý giáo dục và thủ trưởng đơn vị theo quy định.
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng đại học, Hội đồng trường, Hội đồng quản trị, Giám đốc, Hiệu trưởng giao.
III. Tiêu chuẩn, chế độ của người làm công tác pháp chế
1. Cán bộ làm công tác pháp chế tại các cơ sở giáo dục đại học có trình độ cử nhân luật trở lên, có hiểu biết về lĩnh vực giáo dục.
Đối với những người hiện đang làm công tác pháp chế mà chưa có trình độ cử nhân luật thì phải tham gia chương trình đào tạo về pháp luật và bồi dưỡng kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ về công tác pháp chế do Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ Tư pháp quy định.
2. Người đứng đầu tổ chức pháp chế tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 mục này, còn phải đáp ứng các điều kiện khác theo quy định của Luật giáo dục đại học và Điều lệ, Quy chế nhà trường.
3. Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học có thể vận dụng tiêu chuẩn, chế độ của người làm công tác pháp chế quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 12 Nghị định số 55/2011/NĐ-CP để lựa chọn, bố trí, sử dụng và quyết định chế độ đối với cán bộ làm công tác pháp chế của nhà trường.
4. Thường xuyên tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác pháp chế do Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan chuyên môn khác tổ chức.
IV. Tổ chức thực hiện
1. Thủ trưởng các cơ sở giáo dục đại học quyết định xây dựng và củng cố tổ chức pháp chế của nhà trường; chỉ đạo, kiểm tra, bố trí cán bộ làm công tác pháp chế; bảo đảm kinh phí, tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động pháp chế của nhà trường.
2. Tổ chức pháp chế hoặc cán bộ làm công tác pháp chế xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác pháp chế theo từng năm học, trình Thủ trưởng phê duyệt và tổ chức thực hiện. Giúp Thủ trưởng làm đầu mối phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan trong công tác pháp chế.
3. Các cơ sở giáo dục đại học báo cáo tổng kết công tác pháp chế năm học và báo cáo kết quả thực hiện các chỉ tiêu công tác pháp chế năm học trước ngày 30/6hàng năm; báo cáo chương trình, kế hoạch công tác pháp chế theo năm học trước 15/10 hàng năm.
Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vấn đề vướng mắc, khó khăn đề nghị các cơ sở giáo dục đại học phản ánh kịp thời về Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Pháp chế) để phối hợp giải quyết.
THỨ TRƯỞNG: Phạm Mạnh Hùng
» Tin mới nhất:
- Hội nghị tổng kết công tác pháp chế ngành giáo dục năm học 2023-2024 (11/10/2024)
- 12 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2024-2025 của ngành Giáo dục (30/08/2024)
- TỔNG KẾT 30 NĂM CÔNG TÁC THANH TRA CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN (17/05/2024)
- 10 nhóm nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2024 (21/02/2024)
- Bộ GDĐT công bố phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 (30/11/2023)
» Các tin khác:
- Dự thảo Điều lệ Trường Đại học (10/07/2014)
- Văn bản hợp nhất Thông tư ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy (25/6/2014) (25/06/2014)
- Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2013 (12/6/2014) (12/06/2014)
- Danh sách máy tính được mang vào phòng thi (30/5/2014) (30/05/2014)
- Bộ GD&ĐT: Hướng dẫn xác định tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào ĐH, CĐ năm 2014 (8/5/2014) (08/05/2014)
- Bộ GD&ĐT: Hướng dẫn thanh tra thi tốt nghiệp THPT năm 2014 (24/4/2014) (24/04/2014)
- Hướng dẫn tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển vào đại học, cao đẳng năm 2014 (10/4/2014) (10/04/2014)
- Thực hiện kéo dài thời gian làm việc đối với giảng viên đến tuổi nghỉ hưu (1/4/2014) (01/04/2014)
- Bộ GD&ĐT ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật ngoại khóa cho học sinh, sinh viên (11/3/2014) (11/03/2014)
- Bộ GD&ĐT: Xác nhận văn bằng tốt nghiệp ở nước ngoài trước khi dự thi sau đại học (14/2/2014) (14/02/2014)