Tin tức
Bộ GD&ĐT tổ chức Cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” năm 2018 (SWIS-2018)
Ngày 28/9/2018, Bộ GD&ĐT ban hành Thể lệCuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” năm 2018 (SWIS-2018), cụ thể như sau:
I. Đối tượng tham dự
Học sinh, sinh viên đang học tại các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm và học sinh đang học tại các trường trung học phổ thông (THPT) trên toàn quốc.
Các cá nhân hoặc nhóm học sinh, sinh viên của các cơ sở đào tạo đăng ký dự thi theo đơn vị trường. Các cá nhân hoặc nhóm học sinh THPT đăng ký dự thi theo đơn vị Sở giáo dục và đào tạo cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
II. Lĩnh vực dự thi
Các dự án khởi nghiệp tham dự Cuộc thi năm 2018 được chia theo các lĩnh vực: côngnghiệp, nôngnghiệp,lâmnghiệp, ngư nghiệp; giáo dục và đào tạo; y tế; dịch vụ, du lịch; khoa học, công nghệ; tài chính; kinh doanh tạo tác động xã hội và các ngành nghề khác.
III. Quy định về bài dự thi
1. Thể thức, hình thức trình bày
Hồ sơ đăng ký dự thi được trình bày bằng Tiếng Việt, đánh máy và in trên khổ A4, cỡ chữ 14, phông chữ Times New Roman, bao gồm:
- Tên của dự án tham dự cuộc thi (Các dự án đã đoạt giải tại cuộc thi về khởi nghiệp với quy mô tương tự sẽ không được tham dự cuộc thi này);
- Tên của tác giả, nhóm tác giả (Nêu cụ thể số lượng thành viên, ngành nghề đang theo học, trường đang theo học; đối với học sinh THPT nêu cụ thểtên trường,tỉnh, thành phốnơi học sinh đang học; số lượng thành viên mỗi nhóm tối đa 05 người);
- Bản thuyết minh dự án (Trình bày không quá 20 trang, khuyến khích sử dụng lược đồ theo các mô hình kinh doanh);
- Sản phẩm mẫu, mô hình, ảnh hoặc các Video clip minh họa (nếu có).
2. Một số gợi ý về việc trình bày bản thuyết minh dự án
a) Phân khúc khách hàng: Dự án tạo ra giá trị cho những đối tượng nào? Chỉ ra đối tượng khách hàng quan trọng nhất của dự án.
b) Mục tiêu, giá trị, tầm nhìn: những giá trị mà dự án đem lại cho khách hàng; những vấn đề dự án có thể giải quyết giúp khách hàng; sản phẩm cốt lõi của dự án; giải pháp mới, tính sáng tạo của dự án; lý do khách hàng chọn sản phẩm, giải pháp của dự án thay vì lựa chọn các sản phẩm khác.
c) Các kênh truyền thông: Dự kiến kênh truyền thông để tiếp cận khách hàng, đánh giá hiệu quả của kênh truyền thông đó.
d) Quan hệ khách hàng: mô tả các loại quan hệ khách hàng mà dự án muốn thiết lập với các phân khúc khách hàng chính. Giải pháp giữ chân khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới.
e) Nguồn lực chính: mô tả các nguồn lực quan trọng để hoạt động kinh doanh của dự án có thể tồn tại (tiền vốn, các nguồn lực khác như: nhân lực, tài nguyên, môi trường, nguồn tri thức, bằng sáng chế, sở hữu trí tuệ,..).
f) Hoạt động chính: mô tả các hoạt động quan trọng nhất mà dự án cần triển khai để duy trì, phát triển công việc kinh doanh (phát triển nền tảng, xây dựng trung tâm dữ liệu, xây dựng chuỗi phân phối sản phẩm…).
g) Đối tác chính: mô tả các nhà cung cấp nguồn lực và các đối tác giúp công việc kinh doanh của dự án được triển khai hiệu quả và có thể phát triển nhanh, bền vững.
h) Cấu trúc chi phí: mô tả tất cả các chi phí cần thiết để duy trì và vận hành công việc kinh doanh trên nền tảng phát triển dự án. Chi phí quản trị điều hành, chi phí tiếp thị bán hàng, chi phí nghiên cứu phát triển dự án.
i) Doanh thu, lợi nhuận dự kiến: Phân tích, đánh giá nguồn doanh thu chính của dự án; dự kiến lợi nhuận, thời gian hoàn vốn; đánh giá khả năng tăng trưởng của dự án; đánh giá các chỉ số tài chính cơ bản của dự án cho từng năm.
k) Trong trường hợp mô hình kinh doanh tạo tác động xã hội cần phải thể hiện rõ số lượng và chất lượng của tác động xã hội.
IV. Các vòng thi
1. Vòng thi cơ sở
a) Các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm:
- Trung tâm hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp hoặc bộ phận hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp của trường tổ chức tuyên truyền, phổ biến thể lệ cuộc thi đến học sinh, sinh viên trong toàn trường. Hướng dẫn học sinh, sinh viên trình bày và lập bản thuyết minh dự án theo quy định tại mục III.
- Tổ chức cuộc thi tại trường và lựa chọn mỗi trường 02dự án tham dự vòng thi toàn quốc.
b) Các Sở giáo dục và đào tạo
- Phổ biến thể lệ cuộc thi đến học sinh THPT trong toàn tỉnh, khuyến khích các học sinh có dự án khả thi (có thể sử dụng sản phẩm của dự án đã tham gia Cuộc thi khoa học kỹ thuật học sinh trung học) trình bày và lập bản thuyết minh dự án theo quy định tại mục III.
-Tổ chức lựa chọn01dự án tham dự vòng thi toàn quốc.
c) Thời hạn Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận hồ sơ dự thi từ các trường, các sở giáo dục và đào tạo trước 17h00 ngày 10/11/2018.
2. Vòng thi toàn quốc
Sau khi nhận được hồ sơ và bài dự thi của các trường, các sở giáo dục và đào tạo, từ 15/11/2018 đến 30/11/2018, Ban cố vấn, Ban giám khảo chấm và lựa chọn 10 ý tưởng, dự án của học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm và 05 ý tưởng, dự án của học sinh THPT có tính khả thi cao nhất vào vòng thi chung kết.
3. Vòng thi chung kết
- Tổ chức tại ngày Hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên năm 2018 diễn ra vào ngày 15-16/12/2018.
- Ban Giám khảo xem xét, đánh giá bài thuyết trình và khả năng trả lời câu hỏi của đại diện đội dự thi. Kết quả điểm số của đội dự thi được đánh giá theo thang điểm do Ban Giám khảo cuộc thi quy định cụ thể trên cơ sở tiêu chí chấm điểm được quy định tại mục V của văn bản này.
- Cùng với kết quả điểm số của Ban Giám khảo, Ban Tổ chức lấy kết quả điểm số của đại diện các doanh nghiệp được mời tham dự tại vòng chung kết đối với mỗi đội thi thông qua phiếu đánh giá.
- Kết quả điểm số cuối cùng của đội dự thi là: Điểm số trung bình của các thành viên trong Ban Giám khảo và điểm số trung bình của đại diện các doanh nghiệp được mời tham dự đánh giá.
V. Tiêu chí chấm điểm
1. Đối tượng, phân khúc khách hàng, nhu cầu của khách hàng liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của dự án (25 điểm).
2. Mục tiêu, giá trị, tầm nhìn, giá trị khác biệt, tính sáng tạo hoặc giải pháp đột phá của dự án (25 điểm).
3. Tính khả thi, tính hiệu quả của dự án bao gồm từ nguồn lực tài chính, cơ cấu chi phí phù hợp và các phương án huy động nguồn lực thực hiện dự án (15 điểm).
4. Kết quả tiềm năng của dự án bao gồm: doanh thu, lợi nhuận dự kiến, khả năng tăng trưởng, tác động xã hội của dự án (15 điểm).
5. Năng lực triển khai dự án bao gồm: tính sẵn sàng của nhóm, thời gian, khả năng theo đuổi dự án. Các đối tác chính, quan hệ khách hàng, sự ủng hộ từ các mối quan hệ cá nhân (10 điểm).
6. Khả năng thuyết trình, trình bày dự án (Đối với vòng thi tại cấp cơ sở và vòng thi chung kết) (10 điểm).
Nội dung và thang điểm cụ thể do Ban Giám khảo cuộc thi quy định.
VI. Giải thưởng
1. Các trường đại học, cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm có dự án tham dự cuộc thi đoạt giải nhất sẽ được các doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng Trung tâm hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp, không gian chung (Co-Working Space) trong các nhà trường.
2. Cơ cấu giải như sau
a) Đối với các dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo
- 01 giải nhất gồm: Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; tiền giải thưởng 100 triệu đồng, được hỗ trợ triển khai dự án từ các nhà đầu tư.
- 02 giải nhì gồm: Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; tiền giải thưởng 70 triệu;
- 03 giải ba gồm: Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; tiền giải thưởng 50 triệu đồng;
b) Đối với các dự án khởi nghiệp của học sinh THPT
- 01 giải nhất gồm: Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; tiền giải thưởng 50 triệu đồng;
- 01 giải nhì gồm: Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; tiền giải thưởng 30 triệu đồng;
- 01 giải ba gồm: Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; tiền giải thưởng 15 triệu đồng;
c) Tất cả các dự án khởi nghiệp đoạt giải tại cuộc thi được công nhận bản quyền thuộc về nhóm tác giả đăng ký tham dự cuộc thi.
3. Trao giải
a) Giải thưởng được công bố trực tiếp tại đêm Chung kết cuộc thi trong ngày Hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên năm 2018.
b) Tiền giải thưởng sẽ được chuyển khoản đến tài khoản của cá nhân hoặc đại diện nhóm tham dự cuộc thi hoặc bằng hình thức phù hợp theo yêu cầu của nhà tài trợ giải thưởng cuộc thi.
4. Trách nhiệm của tác giả và nhóm tác giả tham dự cuộc thi
a) Thực hiện các quy định của Thể lệ cuộc thi, đảm bảo sản phẩm dự thi phải tuân thủ đúng yêu cầu và Thể lệ của Ban tổ chức. Không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin trong hồ sơ dự thi. Các sản phẩm dự thi không phải là đối tượng tranh chấp bản quyền tác giả. Các giải pháp, ý tưởng sáng tạo muốn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phải đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền trước khi công bố giải.
b) Trong thời gian diễn ra cuộc thi đến khi trao giải, không được sử dụng sản phẩm của dự án này để tham dự các cuộc thi khác.
c) Ban tổ chức không chịu trách nhiệm nếu bài gửi dự thi của các nhà trường không đến được Ban tổ chức do lỗi kỹ thuật.
d) Trong trường hợp tranh chấp bản quyền phát sinh sau khi sản phẩm dự thi đoạt giải, đối tượng dự thi hoàn toàn chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
đ) Mọi chi phí hay các khoản nộp thuế liên quan đến giải thưởng cuộc thi do tác giả, nhóm tác giả đoạt giải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
VII. Hình thức nộp bài dự thi
Bài dự thi của các cơ sở đào tạo và các sở giáo dục và đào tạo gửi về Thường trực Ban tổ chức cuộc thi: Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Số 35, Đại Cồ Việt, Hà Nội theo 02 hình thức:
1. Nộp hồ sơ tham dự Cuộc thi trực tiếp cho Thường trực Ban Tổ chức Cuộc thi (đ/c Bùi Tiến Dũng, điện thoại:0913459858) hoặc nộp bài dự thi qua đường bưu điện.
2. Nộp hồ sơ tham dự Cuộc thi qua Email: duthi.swis.2018@gmail.com bằng bản PDF và các minh chứng dưới dạng ảnh hoặc Video clip minh họa sau khi nhận được thư phản hồi coi như việc nộp bài thi đã hoàn thành.
Ban tổ chức công bố danh sách các dự án được chọn vào vòng chung kết Cuộc thi trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 03/12/2018. Mọi nội dung, thông tin liên quan đến dự án của các học sinh, sinh viên, nhóm học sinh, sinh viên tham dự Cuộc thi được Ban tổ chức bảo mật theo quy định của pháp luật.
VIII. Thông tin liên hệ
Thường trực Ban Tổ chức Cuộc thi: Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 35Đại Cồ Việt, Hà Nội, đ/c Bùi Tiến Dũng, điện thoại:0913459858; Email: btdung@moet.gov.vn.
Nguồn: moet.gov.vn
» Tin mới nhất:
- Hội nghị tổng kết công tác pháp chế ngành giáo dục năm học 2023-2024 (11/10/2024)
- 12 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2024-2025 của ngành Giáo dục (30/08/2024)
- TỔNG KẾT 30 NĂM CÔNG TÁC THANH TRA CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN (17/05/2024)
- 10 nhóm nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2024 (21/02/2024)
- Bộ GDĐT công bố phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 (30/11/2023)
» Các tin khác:
- Bộ GD&ĐT ban hành Chỉ thị về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2018 – 2019 (20/08/2018)
- Ban hành Quy định về công tác kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo (02/08/2018)
- Bộ GDĐT hướng dẫn công tác thanh tra, kiểm tra tuyển sinh ĐH, CĐ và TC nhóm ngành đào tạo giáo viên năm 2018 (19/06/2018)
- Phòng Thanh Tra – 20 năm hình thành và phát triển (09/05/2018)
- Danh sách máy tính bỏ túi được đem vào phòng thi Kỳ thi THPT quốc gia 2018 (24/04/2018)
- Bộ Giáo dục và đào tạo thông báo hệ thống thông tin hỗ trợ công tác thi và tuyển sinh năm 2018 (03/04/2018)
- Thông tin về việc rà soát việc xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2017 (06/03/2018)
- Công khai kết luận thanh tra tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (18/01/2018)
- Phản biện góp phần đổi mới cơ bản về giáo dục (20/12/2017)
- Đại diện Phòng Thanh tra tham dự Hội nghị Vật lý Kỹ thuật và Ứng dụng toàn quốc (09/10/2017)